Nằm ở độ cao từ 5-10m so với mực nước biển, Vườn quốc gia này có địa hình khá bằng phẳng, với tổng diện tích tự nhiên là 19.156 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.179 ha, phân khu phục hồi sinh thái 10.852 ha, còn lại là phân khu hành chính dịch vụ.
– Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát ở Tây Ninh còn là khu vực có rừng che phủ lớn nhất tỉnh, với hệ sinh thái chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, trở thành nơi bảo tồn nhiều loài động – thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới.
Hệ thực vật : có dạng khảm giữa rừng bán rụng lá, rừng rụng lá trên đất thấp, các dải hẹp rừng thường xanh ven sông suối và rừng tràm. Gần biên giới với Campuchia là các dải rộng đồng cỏ đất lầy với các thảm cói lác. Gồm 696 loài thuộc 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115 họ và 395 chi.
– Các loài cây phổ biến tại rừng quốc gia Lò Gò Xa Mát như: vên vên, họ dầu, sao đen, sến mũ, căm xe, gõ mật, xoay, cẩm lai, bằng lăng, sến cát … cùng một số loài có tên trong sách đỏ: gõ cà te, giáng hương và mạc nưa. Mới phát hiện có: dầu đồng, thủy nữ hoa đỏ, cây nắp ấm.
Hệ động vật : gồm 58 loài bò sát, 23 loài ếch, 88 loài cá sông Mê Kông, và 128 loài côn trùng. Riêng lớp thú có 42 loài thuộc 7 bộ, gồm một số loài quý hiếm như: voọc chà vá chân đen, voọc bạc Đông Dương, gấu ngựa, sói đỏ và sói vàng, cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, khỉ đuôi dài.
– Riêng lớp chim rừng Lò Gò Xa Mát rất phong phú với 203 loài như: giang sen, già đẫy nhỏ, cò nhạn, gà lôi hông tía, gà tiền mặt đỏ, chích chạch má xám, và còn nơi dừng chân của Sếu đầu đỏ khi di cư. Mới phát hiện có: hạc cổ trắng, vẹt má vàng, gầm ghì lưng xanh.
Trân –
Chương trình rất là thú vị, mình không ngờ sát ngay SG lại có 1 khu rừng sinh thái như thế này. Đạp xe trong rừng mát lắm luôn, không có mệt tí nào. Tối lại còn hưởng khí rừng, ngủ ngon ơi là ngon.
Các anh hướng dẫn tour thì nhiệt tình đáng yêu hết sức.
Sẽ rủ thêm đám bạn đi nữa đó nha.